Bị cáo Nguyễn Văn Lẫm không đến dự phiên tòa với lý do đang nhập viện. Với việc vắng mặt của bị cáo, nhân chứng, để đảm bảo quá trình tố tụng, các luật sư, đại diện VKS đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Sau khi hội ý, vị thẩm phán chủ tọa phiên toà quyết định hoãn phiên phúc thẩm và thông báo sẽ đưa vụ án ra xét xử vào ngày 22/12/2022.
Trước đó, tháng 12/2021, TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm, bà Phạm Thị Quyết lần lượt mức án 14 và 13 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2012 đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 12/4/2018, vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết đã vay của 12 cá nhân cùng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thái Bình với tổng số tiền gần 21 tỉ đồng.
Trong số nợ này có hai khoản vay gồm 400 triệu và 500 triệu đồng của vợ chồng ông Đỗ Văn Tới và bà Lê Thị Tuyết (cùng trú tại TP Thái Bình).
Ban đầu, hai bị cáo lập 2 bản hợp đồng vay của ông Tới với tổng số tiền 200 triệu, thế chấp bằng chiếc ô tô Camry, nhưng sau đó lại bán chiếc ô tô này cho ông Phạm Công Tự (cùng trú tại TP Thái Bình) dù chưa hoàn trả số tiền vay và cũng không thông qua ý kiến của vợ chồng ông Tới về việc bán xe cho ông Tự.
Khi ông Tới đến đòi nợ, các bị cáo Lẫm, Quyết khất lần rồi tạo dựng ra việc đã trả tiền cho ông Tới thông qua hình thức viết giấy biên nhận nhằm chối bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ, hòng chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng.
Trong vụ án này, Nguyễn Xuân Đường và Tiến "trắng" từng đưa nhóm đàn em xâm phạm Công ty Lâm Quyết. Nguyên nhân xuất phát từ việc, tháng 1/2017, bị cáo Lẫm và bị cáo Quyết vay 1,7 tỷ đồng của Nguyễn Thị Dương (vợ của Nguyễn Xuân Đường).
Tháng 10/2017, Dương phát hiện vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết chưa trả số tiền này, nhưng rời khỏi TP Thái Bình nên đã báo cho Đường biết.
Ngày 3/10/2017, Đường cùng Tiến đến Công ty Lâm Quyết tìm Lẫm nhưng không gặp. Đường đã chỉ đạo Tiến ở lại canh gác, khi thấy vợ chồng Lẫm, Quyết về phải báo ngay cho mình.
Theo chỉ đạo của Đường, Tiến và đàn em đã đuổi 2 em trai của bị cáo Lẫm đang ở trong công ty ra ngoài để nhóm Tiến vào đó ăn ở và sinh hoạt trong khoảng 2 tuần rồi mới rời đi. Liên quan đến hành vi này, TAND tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt Nguyễn Xuân Đường và Bùi Mạnh Tiến, mỗi bị cáo 12 tháng tù về tội “Xâm phạm chỗ ở của công dân”.
" alt=""/>Vắng mặt Nguyễn Xuân Đường, hoãn xử phúc thẩm chủ Công ty Lâm Quyết![]() |
TP.HCM phong tỏa nhiều địa điểm sau khi ghi nhận các ca mắc Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng |
Đến ngày 21/5, trên một số trang mạng có thông tin: “Liên quan đến 3 mẹ con mắc Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, nguồn lây nhiễm có thể đến từ người con từng đi du lịch ở Đà Nẵng trong thời gian nghỉ lễ 30/4-1/5".
Từ thông tin này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đồng thời xác minh trực tiếp đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Kết quả, cả 3 bệnh nhân Covid-19 nêu trên đều không đi đến Đà Nẵng.
Chỉ có 1 người con khác trong gia đình là chị H.T.M.N đi đến Đà Nẵng vào khoảng ngày 10 Tết Âm lịch năm 2021. Hiện nay, chị H.T.M.N đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM lấy mẫy xét nghiệm, kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Hồ Giáp
Chiều nay (21/5), Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Đà Nẵng cho biết, vừa ghi nhận 2 trường hợp dương tính nCoV trên địa bàn.
" alt=""/>Đà Nẵng khẳng định 3 ca CovidThứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá, nhiều địa phương lúng túng khi xuất hiện ca Covid-19 trong khu công nghiệp.
“Qua kiểm tra 20 tỉnh, việc cập nhật đánh giá nguy cơ lây nhiễm trong các doanh nghiệp hiện mới chỉ đạt 5-10%. Tỉ lệ cập nhật nhà máy an toàn như vậy là con số rất thấp”, Thứ trưởng Tuyên nói.
Từ đầu cầu Bắc Giang, ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết thêm, qua kiểm tra thực tế tại địa phương, các sở ban ngành chưa quyết liệt triển khai hướng dẫn phòng chống dịch trong khu công nghiệp, chưa kiểm tra đánh giá nguy cơ của từng doanh nghiệp theo Quyết định 2194, mới chỉ kiểm tra được một số ít doanh nghiệp.
Trong khi đó, Bắc Giang có tới 6 khu công nghiệp (hiện đã đóng cửa 4 khu), hơn 1.500 ca mắc vừa qua tập trung chủ yếu tại huyện Việt Yên.
“Trong các khu công nghiệp có nhiều công ty sản xuất linh kiện điện tử phân phối cho Thái Nguyên, Bắc Ninh… đặc biệt có tình trạng sử dụng lao động luân phiên lẫn nhau, mỗi công nhân chỉ ngồi cách nhau nửa mét nên dịch lan rất nhanh”, ông Nam chỉ rõ.
Tại công ty Hosiden, phần lớn công nhân dương tính làm ở xưởng 1 và xưởng 4, hai xưởng này ghi nhận tới 700 ca mắc Covid-19.
Thêm vào đó, các công nhân ở trọ rất đông. Lượng công nhân tại Bắc Giang khoảng 160.000 người, chủ yếu sống trong các nhà trọ. Cá biệt tại huyện Việt Yên, có những thôn chỉ có 1.000 dân nhưng có tới hơn 9.000 công nhân ở trọ.
Những ngày qua, Bộ phận thường trực của Bộ Y tế đã đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang thành lập 35 đoàn công tác tương tự như Vĩnh Phúc để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát phòng chống dịch và đánh giá nguy cơ 100% doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
35 đoàn này đã được Cục Môi trường y tế tập huấn rất kỹ, thành viên mỗi đoàn gồm 4 người bao gồm công an, thanh tra, không sử dụng nhân lực y tế.
Trong vòng 4 ngày, 35 đoàn được giao đánh giá toàn bộ 400 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ở Bắc Giang và đến nay đã chấm điểm xong 300 đơn vị dựa theo 15 tiêu chí như mật độ người lao động, nguy cơ lây nhiễm, thông khí nhà xưởng, sử dụng khẩu trang, phương án ứng phó phòng chống dịch, vệ sinh khử khuẩn tại nơi làm việc…
“Trong quá trình đánh giá, nhiều doanh nghiệp xin UBND tỉnh cho sản xuất trở lại. Tuy nhiên, việc này chỉ được cho phép khi đảm bảo đủ các điều kiện bắt buộc”, ông Nam nói.
Các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trở lại khi có điểm nguy cơ ở mức thấp và trung bình (dưới 50 điểm), phải có kế hoạch phòng chống dịch, có bộ phận thường trực thường xuyên kiểm tra, đôn đốc từng phân xưởng thực hiện 5K, bố trí làm ca kíp lệch giờ, ăn uống lệch giờ…
Doanh nghiệp nào đủ điều kiện sẽ chính thức được sản xuất trở lại từ tuần sau. Tuy nhiên doanh nghiệp phải bỏ chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn bộ công nhân, có kết quả âm tính mới được vào làm và định kỳ 7 ngày một lần phải làm xét nghiệm PCR.
Không bật điều hoà, hạn chế chuyên gia nhập cảnh
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị tất cả địa phương kể cả chưa có dịch phải rà soát, kiện toàn ngay kế hoạch phòng chống dịch tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, việc kiểm tra, giám sát phải đến từng doanh nghiệp, lên sẵn kịch bản cho trang thiết bị, bệnh viện dã chiến, vật tư, nhân lực cho tiêm chủng, lấy mẫu…
“Không thể đề tình trạng dịch xảy ra mới làm kế hoạch thì không thể nào phòng được. Kế hoạch này phải do UBND tỉnh ban hành, nhiều nơi giao Sở Y tế ban hành là chưa đúng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Sở Y tế các tỉnh có trách nhiệm tham mưu để Ban thường vụ tỉnh ủy phân công từng tỉnh ủy viên, huyện uỷ viên trực tiếp phụ trách từng địa bàn, mỗi người phụ trách 1-2 doanh nghiệp, để nếu xảy ra sự cố sẽ truy trách nhiệm, kiểm điểm rõ ràng.
Chiều 27/5, những công nhân đầu tiên trong khu công nghiệp Đình Trám tại Bắc Giang được tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Từ tuần sau, những doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn cũng sẽ được hoạt động trở lại.
Thứ trưởng cũng đề nghị các tỉnh phải kiện toàn và duy trì tổ phòng chống dịch Covid-19 trong các khu công nghiệp hoạt động tương tự như tổ Covid-19 cộng đồng.
“Công nhân trong các khu công nghiệp bắt buộc phải khai báo y tế bằng công nghệ thông tin và có phân loại dịch tễ, xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Vừa rồi một số đơn vị vẫn khai báo bằng giấy, khi có ca dương tính phải truy vết mất rất nhiều thời gian để tìm ra bản khai”, ông Tuyên nói.
Thứ trưởng Y tế cũng yêu cầu, trong các doanh nghiệp khi làm việc phải đảm bảo thông thoáng, hạn chế tối đa bật điều hoà, trừ trường hợp bắt buộc, thay vào đó mở tất cả các cửa, bật quạt.
Trong các phân xưởng, giữa các công nhân phải đảm bảo khoảng cách, khi làm việc bắt buộc phải đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên. Xe vận chuyển công nhân cũng không được chở quá 50% lượng người và không được bật điều hoà.
Lãnh đạo các doanh nghiệp phải điều chỉnh các ca làm việc, điều chỉnh giờ ăn trưa tránh tập trung một lúc quá nhiều người, có bộ phận thường xuyên tiêu trùng, khử khuẩn để có thể đưa từng phân xưởng hoạt động trở lại.
Trong các công ty đã xuất hiện ca bệnh nhưng chưa lan ra cộng đồng, cần khẩn trương truy vết F1, F2, lập danh sách về các địa phương. Khi cách ly, phải tách riêng từng tổ, không trộn lẫn để tránh lây chéo.
Đặc biệt các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang có dịch, địa phương phải cấm tuyệt đối tình trạng trao đổi công nhân giữa các công ty.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải xét nghiệm nhanh tất cả người cung ứng dịch vụ như cung cấp suất ăn, vật tư, hàng hoá.
Thứ trưởng Tuyên cũng đặc biệt lưu ý các địa phương khi cấp phép cho chuyên gia vào làm việc cần cân nhắc kỹ. Qua đánh giá vừa qua, một trong những nguồn lây là từ chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam, giờ phải làm chặt và trước hết là trách nhiệm của UBND các tỉnh.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ rà soát lại quy trình cho các chuyên gia nhập cảnh để phù hợp với tình hình hiện nay.
Thúy Hạnh
Hàng trăm cán bộ, bác sĩ đã tiến hành lấy mẫu test kháng nguyên cho hơn 18.000 công nhân đang trọ tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu - tâm dịch Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
" alt=""/>Lý do hai xưởng của một công ty ở Bắc Giang có 700 ca Covid